No title...
Hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022 của doanh nghiệp Khu công nghiệp An Nghiệp
          Tính đến nay, tại Khu công nghiệp An Nghiệp, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã quyết định cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 66 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.633,86 tỷ đồng (trong đó vốn FDI là 2.206,53 tỷ đồng); hiện có 48 dự án đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, với số vốn đã thực hiện là 6.214,06 tỷ đồng (vốn FDI là 1.420,99 tỷ đồng).

          Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 (giá so sánh 2010) của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp An Nghiệp ước đạt 14.500 tỷ đồng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.970 tỷ đồng), tăng 7,5% so với năm 2021 (13.490 tỷ đồng), đạt 103,6% kế hoạch (14.000 tỷ đồng). Giá trị xuất khẩu ước thực hiện năm 2022 là 16.751 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm 2021 (16.437 tỷ đồng). Tổng các khoản thuế ước nộp năm 2022 là 719,2 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm 2021 (706,4 tỷ đồng). 

          Nhìn chung hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Khu công nghiệp An Nghiệp năm 2022 tiếp tục phát triển tích cực, hiệu quả. Một số chỉ tiêu quan trọng như giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu,... có sự tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ 2021, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp vượt chỉ tiêu được giao. Với hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, các doanh nghiệp đã trực tiếp giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động với thu nhập bình quân trên 5.700.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài, suy thoái kinh tế, chiến tranh khu vực,…đã làm cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Khu công nghiệp An Nghiệp có chiều hướng chậm lại, nhất là vào quý IV/2022. Giá trị xuất khẩu giảm so với trước; một số doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất, nguyên nhân do đơn hàng xuất khẩu bị giảm mạnh, đặc biệt là lĩnh vực may mặc, da giày, chế biến thủy sản,… 

          Dự báo năm 2023, tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ tiếp tục gặp khó khăn do tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những biến động, diễn biến phức tạp, khó lường. Việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, biến động của giá xăng dầu thế giới làm cho hoạt động nhập khẩu, sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn; lãi suất ngân hàng tăng cũng sẽ gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khu công nghiệp.

          Trong năm 2023, nhằm hỗ trợ giảm thiểu những khó khăn của doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tiếp tục đề ra và triển khai thực hiện tốt một số giải pháp sau:

          - Thực hiện nghiêm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm đảm bảo các thủ tục hành chính thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. 

          - Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Trần Đề đưa vào hoạt động để tiếp nhận các dự án đầu tư thứ cấp.

          - Quan tâm, nắm bắt và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng và tuân thủ pháp luật giữa các doanh nghiệp.

          - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, nhất là quản lý hiệu quả chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý nhân sự.

Phòng Kế hoạch tổng hợp
Thông báo mới








Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 315
  • Trong tuần: 2 311
  • Tất cả: 824666
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Chung nhan Tin Nhiem Mang